Lịch sử khí tượng Bão Nina (1975)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Một rãnh thấp mở rộng về phía Đông Nam tới biển Philippines đã sản sinh ra một vùng nhiễu động vào ngày 29 tháng 7. Sau khi mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới 04W, hệ thống di chuyển theo hướng Đông Nam trong khoảng thời gian 36 tiếng và tiếp tục phát triển. Vào ngày 31 tháng 7, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại và bắt đầu quá trình tăng cường nhanh chóng thành một cơn bão nhiệt đới và nó đã được đặt tên là "Nina". Tiếp theo cơn bão dần thay đổi quỹ đạo đi lền phía Tây Bắc. Sự tồn tại của một áp cao cận nhiệt đã ngăn cản không cho Nina di chuyển nhiều thêm lên phía Bắc và nó bắt đầu đi theo quỹ đạo Tây - Tây Bắc ngay trước khi đạt cường độ bão cuồng phong.

Vào cuối ngày 1 tháng 8 Nina phát triển một cách vô cùng nhanh chóng. Máy bay thám trắc đã báo cáo áp suất giảm 65 hPa trong khoảng thời gian giữa ngày mùng 1 và ngày mùng 2 cùng sức gió tăng từ 65 knot (75 dặm/giờ, 120 km/giờ) lên 130 knot (150 dặm/giờ, 240 km/giờ) và đến cuối ngày 2 tháng 8 Nina đạt đỉnh với vận tốc gió 135 knot (155 dặm/giờ, 250 km/giờ), ngay sát ngưỡng bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson. Sau đó Nina bắt đầu suy yếu khi nó tiến gần tới Đài Loan, và cơn bão đã đổ bộ lên khu vực gần thành phố Hoa Liên với cường độ bão cấp 3 - sức gió khi đó đạt 100 knot (115 dặm/giờ, 185 km/giờ).[2]

Cơn bão đã bắt đầu suy yếu khi nó đi qua dãy núi trung tâm của hòn đảo, điều này giúp làm giảm tác động của thành mắt bão đến những vùng đông dân cư. Nina tiến vào eo biển Đài Loan với cường độ suy giảm, và không lâu sau nó đã đổ bộ lên đất liền khu vực gần Tấn Giang, Phúc Kiến, Trung Quốc.[3] Sau một thời gian di chuyển theo hướng Tây Bắc và vượt qua Giang Tây, cơn bão đã chuyển hướng Bắc khi nó ở trên khu vực gần Thường Đức, Hồ Nam trong đêm ngày 5 tháng 8. Một ngày sau, Nina đi qua Tín Dương, Hà Nam, và sau đó nó đã bị chặn lại bởi một front lạnh trên khu vực gần Trú Mã Điếm, Hà Nam trong vòng 3 ngày.[4] Hệ thống mây dông đứng yên đã mang đến mưa rất lớn, gây ra sự kiện vỡ đập Bản Kiều nổi tiếng. Cơn bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Nam trong ngày mùng 8 và tan không lâu sau đó.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão Nina (1975) http://jpkc.ecnu.edu.cn/qxx/typhoon/758rain.htm http://www.hnqx.cn/xqhy/xq_view.jsp?id=6778 http://www.hnqx.cn/xqhy/xq_view.jsp?id=6814Pan http://ams.confex.com/ams/27Hurricanes/techprogram... http://news.google.com/newspapers?id=DZguAAAAIBAJ&... http://news.google.com/newspapers?id=V0k0AAAAIBAJ&... http://news.google.com/newspapers?id=w1guAAAAIBAJ&... http://gcontent.oeeee.com/1/f4/1f4fe6a4411edc2f/Bl... http://www.southcn.com/weekend/culture/20050825003... http://weather.unisys.com/hurricane/w_pacific/1975...